Lái dàn xe sang tiền tỉ Land Rover 'vượt hồ leo dốc' giữa lòng phố
Tối 10.2, một đoạn clip gây xôn xao dư luận khi ghi lại vụ va chạm giữa nam shipper và người lái ô tô Lexus. Trong cảnh quay, người lái ô tô đã tấn công nam shipper, đấm liên tiếp vào mặt và đầu anh. Sự việc này nhanh chóng thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng. Câu chuyện về vụ va chạm này khiến nhiều người không khỏi bàng hoàng và lo ngại về an toàn giao thông.Thông tin từ Báo Thanh Niên, ngày 11.2 Trung tâm pháp y Hà Nội xác định nạn nhân L.X.H (31 tuổi), quê Thanh Hóa, bị chấn động não, tỉ lệ thương tích 3%. Công an Q.Tây Hồ (Hà Nội) đã khởi tố vụ án và tạm giữ Tống Anh Tuấn (42 tuổi, Hà Nội) để điều tra hành vi cố ý gây thương tích.Trước đó, nhiều vụ việc tương tự đã xảy ra sau va chạm giao thông, khi một số người "giận quá mất khôn", dẫn đến những hành vi thiếu kiểm soát. Mặc dù các đối tượng đã bị cơ quan chức năng xử lý, nhưng những vụ hành hung này để lại tổn thương cho nạn nhân và nỗi sợ hãi cho người chứng kiến. Nguyễn Quang Thiện (28 tuổi), ngụ ở 131 Nguyễn Đức Thuận, P.13, Q.Tân Bình (TP.HCM), cho rằng hành vi bạo lực không chỉ gây mất an ninh trật tự, mà còn ảnh hưởng đến tâm lý và sự an toàn của cộng đồng. Thiện kể rằng bản thân từng trải qua một vụ va quẹt giao thông. Khi đó, bạn đang lưu thông trên đường thì xe của người khác đụng vào, khiến gương bị bể, xe có vài vết trầy. Thay vì phản ứng nóng nảy, Thiện lịch sự xin lỗi người kia trước. "Mình nói rằng không sao, đó là sự cố không ai mong muốn", Thiện nhớ lại. Người kia ban đầu có vẻ bối rối, nhưng sau đó cảm ơn Thiện rối rít."Chiếc gương có giá không bao nhiêu nên mình xử lý sự cố một cách êm đẹp. Bản thân không sao là được rồi. Mình tin rằng nếu mọi người đều có thể giữ được sự bình tĩnh như vậy trong những tình huống căng thẳng thì xã hội sẽ trở nên an toàn hơn", Thiện nói.Thế nhưng, Huỳnh Thảo My (25 tuổi), làm việc tại Khu chế xuất Tân Thuận (TP.HCM), lại không gặp may mắn như vậy. My kể rằng có lần, khi khi đang di chuyển trên đường, cô bất ngờ bị một người đàn ông lái xe ô tô phía sau thúc giục và bấm còi liên tục. Người này tỏ ra bực tức, lao lên vượt qua My và bắt đầu hăm dọa, quát tháo khi thấy cô chưa kịp phản ứng. My chỉ biết im lặng, giữ bình tĩnh và tiếp tục lái xe."Khi đó, mình rất hoang mang và sợ hãi, nhưng mình quyết định không phản ứng lại, tránh làm người kia căng thẳng thêm, dễ dẫn tới cự cãi, va chạm. Mình nghĩ rằng hành vi hăm dọa và bực tức trên đường không chỉ làm mất an toàn giao thông mà còn ảnh hưởng đến tâm lý của những người tham gia. Hy vọng mọi người nên thấu hiểu và kiên nhẫn hơn khi lái xe trên đường", cô nói.Theo luật sư Diệp Năng Bình, Đoàn Luật sư TP.HCM, khi gặp va chạm giao thông, điều quan trọng là giữ bình tĩnh, không tranh cãi. Nếu không thể thỏa thuận, hãy nhờ cơ quan chức năng giải quyết. Hành vi hành hung sau va chạm có thể bị xử lý hành chính hoặc hình sự, tùy mức độ. Người dân cũng cần lên án những hành vi bạo lực để góp phần giữ gìn an ninh trật tự.Luật sư Bình cho biết hiện nay tình trạng bạo lực sau va chạm giao thông đang ngày càng gia tăng. Một số người thay vì trao đổi, bàn bạc hướng xử lý thì lại ngay lập tức sử dụng vũ lực để giải quyết. Từ đó có thể gây thiệt hại cả về người và của, gây xôn xao dư luận xã hội, mất an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Vì thế, mọi người cần học cách kiềm chế nóng giận khi tham gia giao thông.Luật sư Bình chỉ ra rằng theo Điều 19 và Điều 20 Hiến pháp 2013, mọi người có quyền sống, tính mạng được pháp luật bảo vệ. Hành vi hành hung người khác sau va chạm giao thông có thể bị xử lý hành chính hoặc hình sự. Cụ thể, người vi phạm có thể bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 8.000.000 đồng hoặc bị xử lý hình sự, tùy vào mức độ hành vi. Với hành vi gây thương tích, người vi phạm có thể bị xử phạt từ cải tạo không giam giữ đến tù chung thân (Điều 134 Bộ luật Hình sự). Nếu hành vi gây rối trật tự công cộng, có thể bị phạt tiền hoặc tù từ 5.000.000 đồng đến 7 năm (Điều 318 Bộ luật Hình sự).4 thủ thuật chụp ảnh iPhone hữu ích nhưng bị lãng quên
Viết trên mạng xã hội Truth Social ngày 22.1, ông Trump nói rằng: “Tôi không muốn làm tổn thương nước Nga. Tôi yêu người dân Nga và luôn có mối quan hệ rất tốt với Tổng thống Vladimir Putin. Chúng tôi không bao giờ quên Nga đã góp công vào chiến thắng trong Thế chiến 2”. Nhà lãnh đạo Mỹ sau đó nhấn mạnh yêu cầu chấm dứt cuộc chiến tại Ukraine. “Nếu không có một thỏa thuận, tôi không còn cách nào khác ngoài việc áp thuế và các lệnh cấm vận với hàng hóa Nga bán cho Mỹ, đồng thời sẽ áp dụng với nhiều nước tham gia khác”, ông nói.Ông Trump không nêu chi tiết những nước khác “tham gia” vào xung đột mà Mỹ có thể cấm vận là nước nào. Trước khi ông Trump nắm quyền, cựu Tổng thống Mỹ Joe Biden đã áp nhiều lệnh cấm vận với hàng ngàn thực thể Nga trong nhiều ngành, kể từ khi Moscow phát động chiến dịch quân sự tại Ukraine.Phó Đại sứ Nga tại Liên Hiệp Quốc Dmitry Polyanskiy nói Moscow đang chờ xem ông Trump nghĩ một "thỏa thuận" chấm dứt xung đột ở Ukraine có ý nghĩa là gì, và nhiều khả năng sẽ chờ Mỹ đưa ra lập trường cụ thể về các điều khoản trong thỏa thuận Ukraine. “Đây không chỉ là vấn đề chấm dứt cuộc chiến, mà trước hết là vấn đề giải quyết nguyên nhân gốc rễ của cuộc khủng hoảng Ukraine”, ông Polyanskiy nói với Reuters.Ông Trump khi tranh cử nhiều lần tuyên bố sẽ chấm dứt xung đột Nga - Ukraine trong 24 giờ. Tuy nhiên, các cố vấn của tân tổng thống Mỹ thừa nhận việc đạt được thỏa thuận có thể mất nhiều tháng.Kể từ khi xung đột Ukraine bùng phát, giá trị hàng hóa Mỹ nhập từ Nga đã giảm xuống còn 2,9 tỉ USD trong 11 tháng năm 2024, so với 29,6 tỉ USD vào năm 2021. Mỹ cũng không còn nhập khẩu dầu từ Nga sau các lệnh cấm vận. Mặt hàng mà Mỹ còn nhập đáng kể là phân bón dùng trong nông nghiệp, trị giá khoảng 1,4 tỉ USD vào năm 2023, và nhập hơn 1 tỉ USD uranium dùng cho năng lượng hạt nhân, 1 tỉ USD mỗi loại palladium và rhodium dùng trong sản xuất ô tô.
Có cần kế hoạch đặc biệt cho Messi trước Copa America?
Đôi nam báo chí:
Chương trình beta của One UI 7 đã được triển khai cho dòng Galaxy S24 vào đầu tháng 12.2024 vẫn đang tiếp tục, và theo các báo cáo gần đây, việc triển khai bản ổn định có thể sẽ diễn ra vào khoảng tháng 3 tới.Một vấn đề đáng lo ngại hơn là một số thiết bị Galaxy sẽ không còn nhận được bản cập nhật hệ điều hành chính sau khi được nâng cấp lên Android 15.Danh sách các thiết bị sẽ ngừng nhận cập nhật kể từ sau One UI 7 bao gồm Galaxy S21, Galaxy S21+, Galaxy S21 Ultra, Galaxy Z Fold 3, Galaxy Z Flip 3, Galaxy A14, Galaxy A14 5G, Galaxy M33, Galaxy M14, Galaxy M14 5G, Galaxy F14, Galaxy Tab S6 Lite (2022) và Galaxy Tab Active 4 Pro.Mặc dù One UI 7 sẽ là bản nâng cấp cuối cùng cho các thiết bị nói trên nhưng chúng vẫn sẽ nhận được các bản cập nhật gia tăng của One UI 7 như One UI 7.1 và các bản vá bảo mật trong một thời gian.Người dùng các thiết bị trong danh sách trên nên cân nhắc việc nâng cấp lên các mẫu mới hơn. Tuy nhiên, việc này không cần phải vội vàng vì quá trình triển khai One UI 7 dựa trên Android 15 sẽ mất một thời gian để hoàn tất. Sau khi quá trình này kết thúc, Samsung có thể bắt đầu triển khai bản cập nhật One UI 7.1, mặc dù có thông tin cho biết sự chậm trễ của One UI 7 có thể dẫn đến việc hủy bỏ One UI 7.1.Nếu không quá gấp gáp trong việc cập nhật phần mềm, hãy xem xét đợi cho đến khi quá trình triển khai One UI 8 hoàn tất trước khi nâng cấp thiết bị. Phiên bản Android 16 ổn định dự kiến sẽ ra mắt vào khoảng tháng 6 và Samsung được cho là sẽ không trì hoãn việc triển khai One UI 8 như đã xảy ra với One UI 7.
Bùng nổ tại Chung kết UEC 2022 - Loạn Chiến Mobile trước thềm Giáng sinh
Theo trang Earth ngày 25.1, sỏi mật trâu bò, được dùng để bào chế vị thuốc ngưu hoàng trong đông y, đang trở thành mặt hàng thịnh hành trong thị trường chợ đen và các đường dây buôn lậu toàn cầu. Các băng nhóm tội phạm trên nhiều châu lục đã bắt đầu săn lùng sỏi mật, đặc biệt ở những nước có thế mạnh về sản lượng xuất khẩu gia súc như Brazil. Những thông tin truyền nhau về mức độ quý hiếm của sỏi mật bò khiến khi đêm xuống, các lò mổ tại Brazil trở thành mục tiêu của kẻ trộm. Sỏi mật gia súc đã trở nên có giá trị đến mức các thương nhân chợ đen sẵn sàng trả tới 5.800 USD/ounce (hơn 145 triệu đồng), gấp đôi giá vàng.Sỏi trong mật trâu bò đã được dùng làm thuốc đông y từ lâu đời và chỉ xuất hiện ở những con trâu bò bị bệnh. Sỏi thường được sấy khô, nghiền thành bột và sau đó kết hợp với các nguyên liệu khác để tạo thành những viên thuốc mà một số người tin rằng có thể giúp điều trị các tình trạng nghiêm trọng như đột quỵ. Một số lời đồn phóng đại sỏi mật bò như một loại "thần dược" trị bách bệnh càng khiến giá mặt hàng này tăng và đẩy mạnh làn sóng săn lùng sỏi mật ở các lò mổ bò.Nhu cầu tăng đã tạo ra làn sóng săn lùng sỏi mật bò ở Mỹ, Úc và đặc biệt là Brazil - quốc gia xuất khẩu bò lớn nhất thế giới năm 2023. Buôn bán sỏi mật trâu bò không bị cấm tại Brazil, song hoạt động trao đổi vật phẩm này đang được nở rộ ở thị trường chợ đen. "Người ta nghe về giá cao và họ dần mất kiểm soát" nhà nghiên cứu Daniela Gomes da Silva từ Đại học bang Sao Paulo (Brazil) nói với The Wall Street Journal.Điều tra viên tại Brazil Rafael Faria nói rằng ban đầu "còn tưởng đây là trò đùa", tuy nhiên ngày càng xuất hiện nhiều hơn các vụ trộm và buôn lậu sỏi mật bò. Mới đây, một nhóm cướp có vũ trang đã đột nhập trang trại ở gần thành phố Barretos, Brazil, trói chủ nhà cùng người cháu trai 6 tuổi trước khi bỏ trốn với số sỏi mật bò trị giá 50.000 USD.